Quyển 2: Mất Chuông - Chương 20

Xương Rồng

Vĩ Ngư 28-09-2023 16:30:20

Chuyến đi Tương Tây này phát sinh quá nhiều biến cố, nên Mạnh Kính Tùng buộc phải từ bỏ suy nghĩ "làm việc khiêm tốn" ban đầu, liên hệ với Quy Sơn trúc ở khu Vũ Lăng. (*) Khu Vũ Lăng: một tòa thành cổ ở Tương Tây Tập quán của Sơn quỷ: Trai, trúc, xá, sào. Tổng đường là "trai", nơi ở của người ngồi ghế Sơn quỷ vương."Sơn Quế trai" là cách nói đồng âm thể hiện sự khiêm tốn, chứ thật ra nó là "Sơn Quỷ trai". Một núi một "trúc", núi ở đây là chỉ dãy núi chứ không phải đỉnh núi."Quy Sơn" là từ ngược của sơn quỷ, để thể hiện là mình thấp hơn trai. Trên đỉnh núi có "xá", đại đa số là quán trà, khách sạn, để các Sơn hộ bù đắp lẫn nhau."Vân Mộng Phong" của Liễu Quan Quốc chính là Sơn xá núi Ngọ Lăng. Từ "xá" trở xuống, không bắt buộc phải có chữ xá trong tên, nhưng tên phải thể hiện được núi, nên trong tên xá thường có các chữ: phong, nham, tụ, loan gì đó. Nhà của Sơn quỷ gọi là "sào", bởi vì sau thời thượng cổ, những yêu ma quỷ quái trong núi sâu đều dựng tổ (sào) bằng trúc để ở. Sơn quỷ dùng từ "sào" để nhắc nhở mình không được quên nguồn cội. Nếu lấy người làm ví dụ thì trai là trái tim, xá là máu thịt, sào là làn da, còn trúc thì là bộ xương, chèo chống cơ thể, chịu trách nhiệm về sinh lão bệnh tử của Sơn hộ. Sơn quỷ có tài lực hùng hậu, nhưng không nuôi kẻ thảnh thơi. Thời cổ, bên trong Quy Sơn trúc đều treo "bách nghiệp đồ", lấy cách phân chia xã hội của triều Đường làm chuẩn, bên trên bức tranh vẽ đủ mọi loại nghề nghiệp: như đồ tể mổ trâu, thợ thuộc da, thợ rèn, khám nghiệm tử thi. Mỗi khi có người vào nghề, thì sẽ dùng màu vẽ trên đó, để tỏ vẻ trăm nghề đều đủ cả, đủ màu đủ sắc, không phân cao thấp sang hèn, tất cả đều như nhau —— Con của Sơn hộ ra đời, đều có "Sơn hướng" phong phú mỗi tháng. Nhưng mà tiền lương này sẽ được tính là cho vay, khi nào anh chọn nghề, vào nghề rồi, thì mới "nợ xưa xí xóa, sơn hướng gấp đôi". (*) Sơn hướng là tiền lương nhé Bách nghiệp đồ của Quy Sơn trúc nào thiếu là sự mất mặt của chưởng trúc nơi đó. Thế nên bọn họ luôn hết lòng hết dạ: "Xin cậu đất, khu mình còn thiếu nghề mổ heo, cậu chọn nghề này nhé." Bởi vì vào nghề không phải để mưu sinh, nên các Sơn hộ rất rảnh để mài giũa tay nghề, đã tốt còn muốn phải tốt hơn. Ví dụ như người giết trâu đa số đều thành bào đinh, người cầm muôi không thua gì Dịch Nha. Tóm lại, người tài giỏi các ngành các nghề mọc lên như nấm —— có một đám người tài giỏi như vậy để sai bảo, thì nói Quy Sơn trúc có thể ôm đồm chuyện sinh lão bệnh tử của các Sơn hộ cũng chẳng có gì lạ cả. Cho dù đến ngày nay, xã hội phát triển nhanh chóng, các ngành nghề bị chia nhỏ ra, một số lĩnh vực cần nhân tài thì lại quá kén chọn, nên Sơn quỷ cũng không thể giỏi hết mọi mặt được. Nhưng nếu người này vá chỗ nọ, người kia vá chỗ kia, thì cũng được bảy tám phần. (*) Bào đinh: ý chỉ người mổ trâu có kỹ thuật rất thành thạo, điêu luyện Dịch Nha: đầu bếp nổi tiếng thời Xuân Thu, có kỹ thuật nấu nướng rất cao, là người đầu tiên mở tiệm cơm tư nhân, nên được các đầu bếp sau này gọi là tổ sư Đội cứu viện đầu tiên đến trại Bá Kháng chính là Quy Sơn trúc của khu Vũ Lăng. Họ có khoảng ba mươi người, sau khi khám nghiệm hiện trường, truy tìm dấu vết, thì có mấy người đưa thi thể Lưu Thịnh về trúc, sửa soạn lại cho anh ta để còn nhập liệm. Những người khác thì đi theo Mạnh Thiên Tư về Vân Mộng Phong. *** Đêm nay Vân Mộng Phong đèn đuốc sáng trưng, nhưng bên trong lại lặng như tờ. Các Sơn hộ ở đây đều biết đại lão ở trên tầng ba, đột nhiên được ở cùng một xá với cấp cao nhất, thì ai nấy đều thấy mất tự nhiên, thế là: bước đi thật nhẹ, thậm chí có người còn dùng hẳn đệm hổ; nói chuyện với nhau cũng rất nhỏ, chuyện nào có thể dùng tay ra hiệu thì chắc chắn sẽ không mở miệng; cầm bát, đặt đũa cũng rất nhẹ, như thể Vân Mộng Phong là một lá bài dựng đứng, nếu lỡ nói to là có thể đổ mất vậy. Bầu không khí này thậm chí còn lan sang cả Mạnh Kính Tùng. Lúc anh bố trí trạm canh gác xung quanh, cũng nói rất nhỏ, như thể bàn chuyện đi ăn trộm. Nhìn từ trên cao xuống mà thấy được cảnh mọi người đi lại trong phòng, mà không hề phát ra tiếng động, thì đúng là rất kinh dị. . . . Sau khi Mạnh Thiên Tư về đến phòng, thì đi tắm trước. Theo suy nghĩ của Tân Từ, nhiệt độ nước là 38° cùng với bọt sữa tắm là vũ khí giảm áp lực có một không hai. Tiếc là người Mạnh Thiên Tư như bị ai đó rút hết xương, nên rất mệt mỏi. Sau khi tắm xong, đi ra ngoài cô nằm bẹp ở trên ghế la hán, không muốn động đậy, trên người tỏa ra một hơi thở người sống chớ lại gần. Tân Từ không để bụng, vẫn bận trước bận sau sấy tóc, bôi tinh dầu cho cô. Tóc khô được một nửa, Tân Từ mới tắt máy sấy đi, rồi an ủi cô: "Em yên tâm đi, thế nào mọi việc cũng sẽ được phơi bày. Giết người thì đền mạng, Lưu Thịnh sẽ không phải chết oan uổng đâu." Mạnh Thiên Tư không đáp lời. Cho dù tìm được nguyên nhân cái chết, thì Lưu Thịnh cũng không sống lại được. Một cậu thanh niên tuổi còn rất trẻ, mà lại phải kết thúc cuộc đời vì một con dao nhỏ. Càng xót xa nhất là mãi đến khi anh ta chết, cô mới biết anh ta trông như thế nào, trước đó, ở trong mắt cô, anh ta chỉ là một Sơn hộ núi Ngọ Lăng, chuyên làm những việc lặt vặt. Cô thì thào: "Đến tận bây giờ, em cũng không nghĩ ra được, là ai đang ngăn cản chúng ta." Tân Từ nói: "Chân tướng đang ở một nơi nào đó, chỉ là em còn chưa tìm được mà thôi." Nói vậy có khác gì không nói không? Mạnh Thiên Tư tức giận, không thèm nhìn anh ta nữa. Tân Từ thì vẫn cười hì hì, tiếp tục tìm chuyện để khuyên cô. "Chỉ dựa vào tên Giang Luyện kia, thì có thể tìm được chuông vàng không?" Mạnh Thiên Tư cười mỉa: "Ai chỉ dựa vào anh ta chứ? Không phải là chúng ta không tìm, mà là em thấy anh ta có bản lĩnh, có đầu óc... không dùng thì phí. Anh ta là người đứng xem, cách nhìn nhận sẽ khác với chúng ta, có lẽ sẽ phát hiện được thứ mà chúng ta không phát hiện ra." "Nhỡ anh ta giở trờ lừa gạt chúng ta thì sao?" Mạnh Thiên Tư cười khẽ, dựa người vào chiếc bàn con trên ghế. Cô dùng tay nâng má, nghiêng mắt nhìn Tân Từ: "Chàng trai, anh vẫn còn non lắm." Tân Từ tức giận: "Tuổi hai ta xấp xỉ nhau nhé!" Mạnh Thiên Tư nói: "Anh có nhận ra Giang Luyện muốn giải thích rõ ràng với chúng ta không?" Có chứ, mà còn giải thích rất có chuẩn nữa. Tân Từ cảm thấy Giang Luyện rất giỏi giang: Nếu người gặp phải tình huống hôm nay là một người nóng tính, ăn nói vụng về, đầu óc ngu dốt, để hai bên trở mặt với nhau, thì hậu quả của người đó, anh ta không dám nghĩ nữa. "Khi gặp chuyện, điều đầu tiên anh ta làm là giải thích, lại còn giải thích rất rõ ràng, rành mạch, chứng tỏ anh ta là một người biết đâu là đúng đâu là sai. Mà người phân rõ đúng sai, thì sẽ có một cái ngưỡng mà anh ta không thể vượt qua được." Tân Từ buồn bực: "Là cái gì?" "Phân rõ đúng sai." Tân Từ mờ mịt: Cái câu "phân rõ đúng sai" của cô còn rối hơn cả "Phân hóa học đen sẽ bay hơi" nữa. (*) Một bài vè, có nội dung đại khái là hai câu "phân hóa học đen biến thành xám, phân hóa học xám biến thành đen" lặp đi lặp lại khiến người ta khó đọc, kiểu như "Buổi trưa ăn bưởi chua" bên mình. Mạnh Thiên Tư giải thích: "Cũng chính vì anh ta phân rõ đúng sai, nên dù anh ta có biết ăn nói đến đâu, thì khi nhắc đến dây xích của em, anh ta vẫn sẽ đuối lý. Đúng là anh ta vô tình giật được nó, cũng vô tình làm mất. Nhưng vẫn là anh ta lấy đi, dây xích cũng mất ở chỗ anh ta, cho nên anh ta buộc phải đi tìm. Trừ phi anh ta chơi bẩn, nhưng người phân rõ đúng sai, thì sẽ không chơi bẩn." Hình như đúng là vậy thật. Tân Từ nghĩ nghĩ: "Vậy nếu anh ta chẳng giúp được gì thì sao? Chúng ta cứ nhốt hai người bạn của anh ta lại như thế à?" Mạnh Thiên Tư nghiêng đầu liếc Tân Từ: "Không giúp được gì, thì em nuôi bọn họ cho tốn cơm à?" Cô gạt mái tóc dài ra sau tai: Cho dù Giang Luyện không tìm được chuông vàng, thì mình cũng không thể làm gì được. Dọa là việc của dọa, chứ mình đâu thể bê anh ta ra giết thật được. Nhưng cứ "bỏ qua" như thế, thì cô vẫn không cam tâm: "Đến lúc đó lại nghĩ cách lột da anh ta. Không anh ta lại tưởng chúng ta dễ dãi. Vô tình thì cũng là tội, nên vẫn phải đền tội." Nói xong, cô quay đầu lại nhìn bức tranh Sơn quỷ trên tường: "Đúng không bà?" Trên bức tranh thủy mặc, đằng sau là thác nước, núi xanh mờ mờ, đằng trước là những rặng tùng xanh khỏe khoắn, một con hổ có chữ Vương trên trán nằm sấp trên một chạc cây to, như thể đang nghỉ ngơi. Còn bên trên là một cô gái trẻ tuổi, vai trần, chân trần, nằm dựa vào lưng hổ. Ống tay áo phất phơ trong gió, sóng mắt chuyển động, mỉm cười mê hoặc chúng sinh. Mạnh Thiên Tư ra hiệu cho Tân Từ: "Thấy chưa, bà em cũng nghĩ như vậy." Tân Từ còn chưa kịp nói gì, Mạnh Kính Tùng đã mở cửa đi vào. Trong tay anh là một chiếc ipad và giá đỡ: "Thiên Tư, bà cả muốn nói chuyện với em." Đại nương nương... Cao Kinh Hồng? Mạnh Thiên Tư ngồi bật dậy, nhìn Mạnh Kính Tùng, hỏi anh bằng khẩu hình: "Anh nói rồi à?" Mạnh Kính Tùng hắng giọng: "Anh chỉ nói chuyện Lưu Thịnh thôi, những việc khác, em tự xem đi." Từ xưa đến nay, chuyện sống chết luôn được đặt lên đầu. Trước kia Sơn hộ bị giết chết là tin tức khẩn cấp, nó sẽ được truyền qua tám trăm dặm đến Sơn Quế trai. Ngày nay, quy củ này vẫn không thay đổi, dù muộn cũng không được để đến hôm sau. *** Cuộc nói chuyện này, ngay cả Mạnh Kính Tùng cũng không có tư cách dự thính. Anh ta dẫn Tân Từ đi ra ngoài. Mạnh Thiên Tư thì tranh thủ thời gian ngồi thẳng người dậy, sửa soạn lại quần áo, tóc tai, sau đó mới nhặt ipad đang úp sấp trên bàn lên, để vào giá đỡ. Trên màn hình, đại nương nương Cao Kinh Hồng đang đặt chén cà phê xuống. Bà đã qua tuổi bảy mươi lăm, nhưng vì được bảo dưỡng cẩn thận, nên nhìn như người mới hơn sáu mươi. Sắc mặt bà hồng hào, mái tóc ngắn màu xám xõa tung, rất giống với kiểu tóc thời dân quốc. Bà mặc một chiếc váy được cắt may vừa vặn màu trắng, cổ tròn, cúc vàng. Trên vành tai được tô điểm bởi một đôi bông tai trân châu nạm vàng. Trên môi bà còn được bôi một lớp son đỏ màu san hô. Ở trước mặt đại nương nương, Mạnh Thiên Tư đã xác định là mình không thể làm một cô gái tinh tế được, nên cô lập tức thả lỏng người, nịnh nọt: "Đại nương nương, mẹ thật thời thượng." Cao Kinh Hồng mỉm cười, ngay cả nếp nhăn nơi khóe mắt cũng khiến người đối diện thấy thoải mái: "Tư Bảo nhi, ngồi thẳng lên, con gái đừng ngồi như thế." Mạnh Thiên Tư càng ngả người hơn. Cô nhìn về cách bày trí của căn phòng sau lưng Cao Kinh Hồng: "Đại nương nương, mẹ không ở Sơn Quế trai ạ?" "Mẹ ở Thượng Hải. Mấy ngày nay, nhà hát lớn Mỹ Kỳ có buổi ca kịch Broadway kinh điển, nếu bỏ lỡ thì rất tiếc. Nói đến đây, bà lại than thở: "Đã bao nhiêu năm rồi, năm ba mươi dân quốc, Đoạn nương nương từng xem phim Mỹ ở nơi này. Sau này bà dẫn mẹ tới, nơi này đã đổi tên thành nhà hát Bắc Kinh. Con nói xem, rõ ràng là ở Thượng Hải, có liên quan gì đến Bắc Kinh đâu mà để tên như thế. Bây giờ lại đổi về ban đầu, còn có cả tên tiếng Anh, là Majestic. Tiếc là Đoạn nương nương đã đi rồi. Mạnh Thiên Tư im lặng. Đoạn nương nương chính là Đoạn Văn Hi, Mạnh Thiên Tư không biết gì nhiều về bà, chỉ nghe nói bà ở vậy cả đời, sau này nhận Cao Kinh Hồng làm con nuôi. Thật ra Cao Kinh Hồng lớn lên sau khi đất nước đã giải phóng, nhưng vì có người mẹ nuôi từng đi du học, nên phong cách luôn nghiêng về phương Tây. Lúc này Cao Kinh Hồng mới rảnh để quan sát cô: "Tư Bảo nhi, mắt con bị sao thế?" "Lúc con lên núi, bị côn trùng đốt, nhưng chỉ bị sưng thôi, chứ không sao cả." Cao Kinh Hồng cười: "Con bé này, Con lại ngại rắc rối, không mang chuông vàng theo chứ gì. Trên núi nguy hiểm hơn con nghĩ nhiều. Bao nhiêu năm nay, chúng ta cũng chưa thể hiểu hết nó —— con phải mang chuông vàng theo, đó là bùa hộ mạng của con đấy." Mạnh Thiên Tư không tập trung. Cô đang nghĩ xem có nên nói chuyện chuông vàng với bà không, thì Cao Kinh Hồng lại nói tiếp: "Việc Sơn hộ Ngọ Lăng chết thảm mẹ đã nghe rồi. Chuyện này con phải điều tra cẩn thận. Sơn quỷ chúng ta, không thể để kẻ khác trèo lên đầu được." Mạnh Thiên Tư gật đầu: "Đương nhiên rồi." Nói xong lời này, hai bên yên lặng một hồi lâu. Thấy Cao Kinh Hồng không nói gì, nhưng cũng không cúp máy, Mạnh Thiên Tư mới nhận thấy bầu không khí hơi kỳ lạ. Một lúc lâu sau, Cao Kinh Hồng mới gọi cô: "Tư Bảo nhi." Nghe giọng nói nặng nề của bà, Mạnh Thiên Tư hơi thấp thỏm. "Thật ra lần này mẹ đến Thượng Hải, có tiện đường kiểm tra sức khỏe luôn. Trong giấc ngủ trưa hôm nay, mẹ còn mơ thấy Đoạn nương nương." Một câu nói rất bình thản, nhưng ý nghĩ lại rất sâu xa, Mạnh Thiên Tư cũng không hỏi nhiều: Biết vậy là được, có một số việc, không cần phải hỏi rõ. Cao Kinh Hồng cười nhẹ: "Mẹ và các mẹ con vẫn hay nói, cuộc sống ngày nay tốt, thiên hạ thái bình. Con là đời sướng nhất trong số những người ngồi ghế Sơn quỷ vương. Con muốn gì là có cái đó, nghĩ gì là cái ấy. Thi thoảng có chuyện gì, lại có Kính Tùng giải quyết, chứ con cũng không cần động tay, con chỉ cần xinh đẹp, hoạt bát ngồi ở đó là được. Rất giống với... Hoàng Đế ngày xưa, lên triều ngồi một lúc, dạo hậu hoa viên một vòng, gió không thổi đến mặt, mưa không rơi đến đầu, chưa từng phải chịu khổ..." Nghe được câu cuối cùng của bà, tay Mạnh Thiên Tư hơi cuộn lại, môi cô khẽ mấp máy, muốn nói gì đó, nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng cô cười: "Vậy là mệnh con tốt chứ sao." Cao Kinh Hồng nói: "Đúng vậy, mẹ cũng thấy vậy, cứ như vậy thì rất tốt, nếu cứ mãi như vậy thì càng tốt. Nhưng mẹ đi kiểm tra sức khỏe xong, mẹ mới nghĩ đến, các mẹ rồi cũng phải đi. Lời chia tay này, rồi cũng phải nói ra." "Tư Bảo nhi, mẹ cảm thấy, đã đến lúc các mẹ phải buông tay, để con đi giải quyết mọi chuyện. Trẻ con bị bắt nạt ở bên ngoài, sẽ chạy về tìm người lớn che chở, nhưng người lớn không thể che chở cả đời được. Người già làm dìu dắt con cháu, dìu rồi lại dìu, thì cũng có ngày đổ." "Trước kia mẹ luôn sợ con làm sai. Bây giờ mới nghĩ thông, làm sai cũng không sao cả. Nhân lúc các mẹ vẫn còn, con có làm sai thì vẫn có người sửa lại giúp con. Đúng hay sai cũng giống như hai con đường, không đi đường này thì là đi đường kia. Chỉ cần không phải đường cùng, thì chắc chắn sẽ đi tiếp được." Mạnh Thiên Tư cãi lại: "Thế nhỡ là đường cùng thì sao?" Cao Kinh Hồng nói: "Bây giờ con ở Tương Tây, Tương Tây có một tác giả lớn, tên là Thẩm Tòng Văn. Đoạn nương nương lúc tuổi già rất thích xem sách của ông ấy." "Ông ấy có một câu nói "Một người chiến sĩ, không phải chết trận sa trường, thì là trở về cố hương". Mẹ cũng nói với các mẹ của con, bao nhiêu năm nay các mẹ cũng đã mệt mỏi, chuyện nên làm cũng đã làm xong, giờ là lúc nên uống trà, xem kịch, sống một cuộc sống an nhàn, chứ cứ lo chuyện cả đời, thì có sống thêm một trăm năm nữa, cũng không lo hết được. Bây giờ các mẹ đều lùi lại phía sau, đến lượt con ra sân." "Con đường phía trước như thế nào, kết thúc ra sao, đều có số mệnh cả rồi. Mẹ cũng không thể sợ con chết, sợ con thua, mà che chở con mãi được —— con giữ ghế Sơn quỷ vương, con không thể sống như vậy được." Nói đến đây, Cao Kinh Hồng cầm vé xem kịch lên, đưa đến gần ống kính: "Mẹ đi ngủ đây, phải ngủ đủ giấc mới có tinh thần đi xem ca kịch." *** Cúp điện thoại rồi, Mạnh Thiên Tư ngồi ngơ ra đó một hồi lâu. Cô hơi buồn, vì cô biết được Cao Kinh Hồng muốn nói cho cô biết đại nạn của bà sắp tới, nhưng nhà có người già, thì ít nhiều cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý từ trước rồi. Điểm vô lý ở đây là, nơi này có người chết, mà đại nương nương lại chỉ chìa vé xem kịch lên, nhẹ nhàng nói cho cô biết bà không tham dự vào việc này —— nhưng mà giờ nghĩ lại, người không còn nhiều thời gian, thì có tư cách để làm theo ý mình. Một người chiến sĩ, không phải chết trận sa trường, thì là trở về cố hương, lời này dùng để nói về con người khi còn sống cũng rất đúng: Thuở nhỏ tập luyện, trai tráng lên sa trường, tuổi già về cố hương, rất nhiều người bỏ mạng sa trường, không kịp về đến cố hương. Trong số mệnh của cô, không biết có ngày không kịp về đến cố hương không. Mạnh Thiên Tư dừng lại, cầm điện thoại lên, nhắn tin cho Mạnh Kính Tùng. —— mang sơn phổ Tương Tây vào đây cho em. *** Đầu bên này, Cao Kinh Hồng bỏ vé xem kịch xuống, nhưng lại không đi ngủ. Tay bà hơi run run, vì nói quá nhiều, nên lúc này còn đang khó thở. Liễu tỷ nhi đứng bên cạnh vội vàng đi tới vuốt lưng cho bà. Liễu tỷ nhi phụ trách việc chăm sóc cuộc sống hàng ngày của Cao Kinh Hồng. Lúc mới nhận chức, còn là một tỷ nhi, mà nay cũng đã là một bà dì. Bà không thích ăn diện, cũng không thích mặc những bộ đồ có màu sắc rực rỡ, nên từ trước đến nay đều mặc những gì sạch sẽ, gọn gàng, dễ hoạt động. (*) Bà dì: từ địa phương của Thiểm Bắc và Sơn Tây. Với Thiểm Bắc thì nó mang nghĩa là phụ nữ đã có chồng, còn với Sơn Tây thì chỉ người vợ. Cao Kinh Hồng xua tay, ra hiệu là mình không sao, sau đó hỏi bà: "Có tin tức gì của Cát đại tiên sinh chưa?" Liễu tỷ nhi tiện tay cất giá đỡ điện thoại đi: "Chị nói Cát đại mù hả? Không có, chỉ biết là ông ta lang thang ở vùng phía bắc Trường Giang thôi. Aiz, cũng rất đáng tiếc, một người có tài xem quẻ đoán mệnh, mà giờ lại chẳng khác nào kẻ lang thang, aiz..." Bà hạ thấp giọng xuống, nói bằng một vẻ thần bí: "Em nghe người ta nói, những người làm nghề đó, nhìn thấu số mệnh, để lộ quá nhiều thiên cơ, thường không tránh khỏi ba loại 'bần, thiên, cô'. Ông ta còn một người anh em nữa mà, Cát nhị mù, nghe nói cuộc sống cũng không tốt, mù từ lâu rồi." (*) Bần: nghèo; Thiên: chết yểu; Cô: Cô đơn Cát gia có hai anh em, Cát đại, Cát nhị, là những người xem quẻ đoán mệnh có một không hai, à không, có hai không ba trên đời. Đoán quẻ ở đây là bát quái chu dịch, tuy nói nó phức tạp, huyền diệu, nhưng số người tinh thông cũng không ít. Có một số trường đại học còn mở hẳn khoa, ngành chuyên nghiên cứu dịch kinh. Cho nên việc hai anh em Cát gia biết xem quẻ cũng không có gì hiếm, mà hiếm ở chỗ hai người đó có thể nhìn thấu số mệnh con người. (*) bát quái chu dịch, hay còn được gọi là bát quát dịch kinh Nhưng mà vẫn là câu nói đó, thiên cơ không thể tiết lộ. Con mắt nhìn thấy nhiều thứ không nên nhìn, thì tất sẽ bị thương, vì vậy người nhà họ cứ có tuổi là đều sẽ bị mù. Cao Kinh Hồng thở dài: "Cát nhị mù thì không nói. Nghe nói ông ta vì tiền, có thể làm bất cứ chuyện gì. Nhưng Cát đại tiên sinh thì đâu có vậy. Ông ấy không chịu được cách sống của em trai mình, nên lấy Trường Giang làm ranh giới, một người không vào Giang Nam, một người không qua Giang Bắc, đó là cả đời không nhìn mặt nhau nữa. Với lại Cát đại tiên sinh bị mù là do xem mệnh cho Tư Bảo nhi! Em còn không tôn kính ông ấy, gọi ông ấy là 'mù'." Liễu tỷ nhi im lặng, việc năm đó, bà cũng biết. Năm đó là năm Mạnh Thiên Tư bắt Sơn chu. Chọn đồ vật đoán tương lai là một truyền thống của Trung Quốc. Ngày đứa bé tròn một tuổi, người trong nhà sẽ bày các thứ ở trước đứa bé, xem nó cầm lấy cái gì, để dự đoán nghề nghiệp trong tương lai của đứa bé. Ví dụ như cầm lấy con chuột thì có thể làm lập trình viên, cầm lấy gậy tự sướng thì có thể sau này nó sẽ đi phát sóng trực tiếp. Bắt Sơn chu thì hơi khác, nó được làm lúc đứa bé được ba tuổi. Và thứ được bày ra sẽ là ngàn ngọn núi —— những hòn đá được lấy từ hàng trăm, hàng nghìn ngọn núi khác nhau, điêu khắc thành những mô hình lớn như quả trứng gà, phủ kín cả căn phòng. Sơn quỷ cầm lấy ngọn núi nào, thì ngọn núi đó chính là núi bản mệnh. Lại do "ba tuổi thấy tám mươi", nên các bà mời Cát đại tiên sinh đến để xem mệnh cho Mạnh Thiên Tư. Nhưng không ai nghĩ tới, chuyện rắc rối lại xuất hiện ở chỗ "xem mệnh" này. Cát đại nhìn không ra. Nói đúng ra thì, ban đầu thì vẫn bình thường, thời niên thiếu cũng rất suôn sẻ, nhưng sau khi cô trưởng thành, ông bắt đầu thấy khó khăn, cuối cùng thì không nhìn thấy gì cả. Theo như ông nói thì giống như có một lực lượng thần bí nào đó ngăn cản ông. Hoặc phải nói là, cái mương trước mặt quá lớn, ông không bước qua được. Đó không phải một dấu hiệu tốt, Cao Kinh Hồng bắt đầu có suy nghĩ giấu bệnh sợ thầy, bà nghĩ rằng không tra, không hỏi, không nghiên cứu, thì sẽ không sao cả, cứ coi như chưa có chuyện gì. Nhưng Cát đại khi đó còn là tuổi tráng niên, rất kiêu ngạo, ông không tin mình không xem được. Thế là ông tự nhốt mình trong phòng, trên bàn toàn là đồ của Mạnh Thiên Tư, ví dụ như ảnh chụp, dấu chân lúc mới sinh, ngày sinh tháng đẻ, tóc máu... Ông nhốt mình trong phòng một ngày một đêm, cũng nhìn cả một ngày một đêm. Sáng hôm sau, bữa tiệc kết thúc, lúc đưa tiễn khách mời, Liễu tỷ nhi đi tới phòng Cát đại, bà gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở, cũng không nghe tiếng trả lời, sợ ông xảy ra chuyện, Liễu tỷ nhi đi lấy chìa khóa dự phòng tới mở cửa. Bà vừa đi vào trong phòng, thì đã ngớ ra. Cát đại ngồi ngơ ở trên bàn, không biết đã tốn bao nhiêu sức lực, mà da thịt bên má ông lõm vào, dùng hai con mắt không còn ánh sáng nhìn bà. Bên trong hai con mắt đó, mọc đầy những gốc rạ bỏ hoang, như một người mù. Liễu tỷ nhi sợ hết hồn, lảo đảo đi tìm Cao Kinh Hồng. Nhưng khi hai người chạy đến, Cát đại đã đi mất. Đồ đạc trong phòng lộn xộn, rơi đầy dưới đất. Trên mặt đất có mấy tờ giấy có chữ viết. Cao Kinh Hồng nhặt tờ giấy nhiều chữ nhất lên xem, Liễu tỷ nhi tò mò, cũng đi tới nhìn. Là một câu kệ. (*) Kệ là bài thơ của Phật "Trước là vinh hoa sau trống rỗng, cắt đứt rời đi nhập đất hoang. Núi không thành tiên thu vải nát, người đá mỉm cười tuổi tác khô.". . . Nghe thấy Cao Kinh Hồng ho khan, Liễu tỷ nhi bừng tỉnh, vội vàng đi tới đấm lưng, rót nước cho bà: "Chị Hồng, chị cũng đừng lo quá, Cát đại tiên sinh đã nói là ông ấy không nhìn thấy gì mà. Câu kệ kia, chính ông ấy cũng không hiểu nó có ý nghĩa gì —— những thứ không rõ ràng, chưa hẳn đã là xấu, nhỡ là tốt thì sao?" Cao Kinh Hồng uống một hớp nước, bắt đầu bớt ho, bà lẩm bẩm một câu: "Nói thì nói như vậy, nhưng chị vẫn vẫn rất sợ, sợ số Tư Bảo nhi chúng ta... không tốt."