Chương 2

Khổ Qua truyện - Q2: Trưởng Thành Trong Giông Bão

Dạ Táng 21-09-2023 11:56:17

Trong phòng của Sư chỉ có 1 cái giếng, 1 chiếc bàn ghế và tủ đựng đồ cá nhân, phía ngoài cùng là 1 phòng vệ sinh. Sư đi pha trà, đun nước sôi. Trong lúc đun sôi, Sư nhẹ nhàng hỏi Khổ Qua vẫn còn mải mê nhìn từng bộ kinh sách để trên kệ, đưa tay mân mê từng quyển 1, mà chẳng dám mở ra đọc. Bác 2 thấy Khổ Qua không nghe thấy thì khẽ vỗ vào lưng: - Sư hỏi con này, đừng có vô lễ chứ. Học phép tắc, lễ nghĩa quên hết rồi hửm? Khổ Qua sực tỉnh, vội xin lỗi bác rồi quỳ xuống trước mặt Sư: - Dạ, thưa Sư. Con ngồi thiền, người con không định nổi, với lại con hay run rẩy, ngồi gắng lắm mới tới 30 phút là con xả thiền rồi ạ. Sư nghe xong thì mắt vẫn nhắm hờ, ngài ấy đứng dậy đi tìm trên kệ lấy ra 1 cuốn rồi đặt trước mặt Khổ Qua, nhẹ nhàng bảo với cậu: - Đây là bộ luận Visuddhi-magga – Thanh Tịnh Đạo, bộ luận được xem là cuốn cẩm nang về thiền có căn cứ chính xác, và bao quát nhất. Được soạn từ các bản chú giải cổ điển có nguồn gốc từ thời Đức Phật và lần kiết tập kinh điển lần thứ nhất luận sư Phật Âm (Buddhaghosa). Ta đã dịch từ tiếng Pali sang Việt ngữ để các con đọc hiểu. Khổ Qua run run cầm lấy, đây chính là cuốn mà nãy giờ cậu mân mê, dù không hiểu lý do tại vì sao mà ngay từ đầu thì tâm trí của Khổ Qua đã dồn hết vào đây. Sư nói tiếp: - Ta tin rằng thiền trong kinh Phật bằng tiếng Pali hoàn toàn không có gì khác với thiền mà Đức Phật đã hành và Ngài đã dạy lại cho các hàng đệ tử của mình trong cuộc đời của Ngài. - Dạ con hiểu rồi Sư nhìn Khổ Qua bằng ánh mắt hiền từ, giảng dạy cho cậu hiểu về thiền: - Trước hết chúng ta tự hỏi tại sao Đức Phật lại dạy thiền hay mục đích của thiền là gì? Thiền trong Phật giáo nhằm đạt tới Niết Bàn. Niết Bàn là sự diệt của danh và sắc. Do đó, muốn đạt tới Niết Bàn chúng ta phải tận diệt cả những tâm hành thiện, bắt nguồn từ vô tham, vô sân và vô si, lẫn những tâm hành bất thiện bén rễ trong sân tham si. Vì tất cả những thứ đó đều dẫn tới sanh, bệnh, chết. Nếu chúng ta hủy diệt chúng bằng thánh đạo( a - ri – da – mắc – giá ). Chúng ta sẽ chứng đắc Niết Bàn. Nói cách khác, Niết Bàn là sự tự do giải thoát khỏi nỗi khốn, khổ của vòng luân hồi ( sân - sá – giá ) và là sự diệt tái sanh già đau bệnh và chết. Mọi người đều chịu cái đau của sinh lão bệnh tử này và vì vậy để tự giải thoát khỏi những hình thức của khổ đau. Nên chúng ta phải học cách hành thiền. Khổ Qua nghe mà như mở mang được trí tuệ và tri thức trong đầu mình, đầu cậu sáng tới lạ: - Như thế nào mới đạt tới Niết bàn vậy Sư? - Khổ Qua nhất thời kích động hỏi Sư vẫn yên thế mà giảng tiếp cho cậu: - Thiền gồm có thiền chỉ ( Sâm -ma -tha) và thiền quán ( quy - bát -sa -ma). Cả 2 đều phải dựa trên giới hạnh của thân và khẩu. Nói cách khác, thiền là sự phát triển và hoàn thiện của bát thánh đạo (A - ri - giá - át - thăng - di - cá - mắc - gá) Bát thánh đạo gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm. - Dạ, vậy Sư giảng cho con về từng chánh đi ạ? Đầu con nghe Sư nói mà sáng dạ ra quá nhiều. Thân con như giảm bớt gánh nặng, giờ con tự tin là hành thiền thêm được thời gian hơn 30 phút nữa ạ. - Con có thời gian, hãy tới đây. Ta sẽ dạy con làm thế nào để tu tập niệm hơi thở đạt tới An Chỉ Định. Khi trời đã dần ửng thì cũng là lúc Sư đi dùng bữa sáng, có 1 vị sadi bước vào đảnh lễ Sư và mời Sư dùng bữa sáng. Bác 2 đứng 1 bên cũng vội kéo Khổ Qua: - Con ham học cũng có mức độ. Tới giờ Sư dùng bữa sáng rồi. Nghe tới dùng bữa sáng, thì bất giác bụng Khổ Qua cũng kêu lên ọt ọt, cậu sượng đỏ mặt, che bụng. Sư nghe thì cười hiền, bảo 2 bác cháu đi xuống nhà bếp bảo cư sĩ và sadi nhận cơm, còn Sư lấy bình bát đi ra ngoài. Khi Khổ Qua nhìn thấy thức ăn mà các vị cư sĩ và sadi đặt vào trong bình bát thì hơi kỳ lạ, có đầy đủ vật thực như thịt, cá, trái cây, cơm, canh, cậu lại hỏi: - Sao thức ăn của Sư lại như người mình ạ. Con nghĩ Sư sẽ ăn chay, chứ ạ. Bác khẽ nhắc cho cậu hiểu. Tỳ khưu được thành tựu do chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại nơi sīmā tụng ñatticatuttha - kammavācāpāḷi: Tụng 1 lần ñatti (tuyên ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành sự ngôn), nâng đỡ vị giới tử Sadi lên trở thành Bhikkhu (Tỳ khưu) đúng theo luật của Đức Phật. Và giới của tỳ khưu có 4 giới: - Bhikkhupātimokkhasaṃvarasīla: Giới thu thúc trong giới bổn Tỳ khưu 227 điều để giải thoát khổ. - Indriyasaṃvarasīla: Giới thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). - Ājīvaparisuddhisīla: Giới nuôi mạng chân chánh (bằng cách đi khất thực). - Paccayasannissitasīla: Giới nương nhờ 4 thứ vật dụng (y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh) Điều mà Khổ Qua đang hỏi nằm trong giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh. Tỳ khưu giữ gìn giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh do nhờ sự tinh tấn đầy đủ (vīriyasādhana), đi tìm 4 thứ vật dụng theo nhu cầu cần thiết hằng ngày đêm nuôi mạng chân chánh trong sạch thanh tịnh, 4 thứ vật dụng đó là: y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh và vật thực. Phần vật thực thì hằng ngày vị Tỳ khưu đi khất thực từng nhà để nuôi mạng. Nếu có thí chủ dâng cúng dường vật thực thì được phép thọ nhận vật thực để dùng buổi ngọ (không quá 12 giờ trưa). Nhưng ở ngôi chùa Nam tông này thì các cư sĩ và Sadi sẽ lo liệu về vật thực cho các tỳ khưu dùng hàng ngày nên các Sư không đi khất thực. Khổ Qua lại hiểu thêm về một kiến thức nữa. Khổ Qua sau khi dùng cơm sáng xong thì phải tới lúc cậu phải quay về để đi học. Hai bác cháu vào đảnh lễ Chư tăng rồi mới về. Đi trên đường, Khổ Qua chợt hỏi bác: - Mà sao con thấy chùa ở đây gần với tông tộc mình vậy bác. Chỉ mất có 1 tiếng đi bộ thôi Bác 2 lại tiết lộ ra 1 bí mật: - Năm xưa, đời tổ sư đầu tiên của tông tộc hành pháp, đối mặt với loài rồng ở ngoài biển. Khi đó ngài gặp nạn, trong lúc nguy cấp thì nhờ có 1 vị tỳ khưu cứu mạng. Cho nên Tổ sư đã phát nguyện và đặt ra quy định: Bất kỳ ai đã gia nhập tông tộc, dù là ngoại, nội, chân đệ tử hay các bậc cao lão đắc đạo khi gặp chư tăng gặp khó khăn đều phải dốc hết sức mà giúp đỡ. Đồng thời, Tổ sư sau khi về thì cũng đã cất công đi tới Miến Điện để mời 1 vị Thiền Sư về đây dựng lên Thiền Viện này. Nơi này, giữ giới cực kỳ nghiêm ngặt là nơi để các cư sĩ, đệ tử Phật tới. Và còn là nơi để tông tộc, mỗi người khi đã hoàn thành sứ mệnh sẽ tới đây quy y Tam bảo. - Hoàn thành sứ mệnh là sao vậy ạ? con cũng có sao? - Ừm, con có, ta cũng có. Khi chúng ta đã xong, thì ta cũng đã biết ta sẽ xả hết, tự phế đi hết pháp lực, đạo hạnh tu hành ở Tiên pháp. Nói xong, bác 2 quay đầu hướng về ngôi chùa đã xa, vẫn nghe được tiếng chuông vọng tới: - Chỉ có chánh pháp của Đức Thế Tôn mới đưa ta khỏi giải thoát. Còn lại đều là tà kiến, chỉ đưa tới cõi Phạm Thiên, Thiên Chúng, Thiên lạc, pháp Tiên vẫn hướng Thiện nhưng chưa phải là giải thoát con à. Dù chúng ta sau này có thần thông khủng khiếp như Bà La Môn hay Đạo giáo Trung Hoa thì vẫn mãi kẹt trong luân hồi, khổ đau mà Sư đã nói: - Dạ, lời bác dặn con sẽ luôn khắc cốt lắng nghe ạ - À, ta quên nói với con. Vị Tỳ khưu khi nãy mà ta đưa con tới chính là 1 vị cao lão, có cùng huyết thống với chúng ta. Khi ở đời, ngài ấy với ông cố của bác (cũng tức là ông Cao) là sư huynh đệ với nhau