Không chỉ phải khom lưng đi trước, mà còn phải lo lắng sẽ trượt chân ngã xuống.
Người bôn ba không sợ núi cao đường xa, vậy núi sông sẽ đáp trả bằng phong cảnh tuyệt đẹp.
Nhìn từ góc độ này, khe suối phía dưới bị bóng râm bao trùm, giống một tấm chăn sẫm màu, trên vách núi ngẫu nhiên có mấy loài cây không biết tên, không biết chúng cắm rễ ở nơi nào, cứ thế cứng rắn bám vào vách đá mà lớn lên, bị gió núi thổi nhiều năm nghiêng về một phương hướng, như nghênh đón người dũng cảm đi lên.
Chuyện ngạc nhiên chính là, nơi mạo hiểm như thế, người xưa không chỉ mở được một con đường ở đây, mà còn tạc lại vô số chữ viết và tượng Phật trên vách núi khắc đá ở trên đỉnh đầu và trên vách đã.
Có kinh văn siêu độ vong hồn, có tượng thần trấn áp tà ám, rất nhiều thứ đều đã bắt đầu có chút mơ hồ, năm tháng chảy xuôi trên người chúng nó, nghìn năm qua, họ chứng kiến từng đám người nối tiếp nhau đi qua nơi này, không biết còn có thể tiếp tục ngàn năm như vậy hay không.
Tống Du đi rất chậm, không chỉ cẩn thận, mà cũng đang từ từ thưởng thức phong cảnh hiểm trở phía dưới, hoặc là ngẩng đầu đối diện với những thần linh khắc trên vách đá.
Niên đại của những chữ viết và tượng Phật được khắc trên vách núi này đã rất lớn, nên có một số phong cách khác biệt. Có một số thần linh có phong cách quỷ dị, có một số thần linh có phong cách âm nhu, có một số thần linh cố tình đột hiện ra thân thể cường tráng, đây đều là những hình tượng ảo tưởng của dân chúng lúc ấy đối với thần linh, phản ánh không khí của các thời kỳ xã hội khác biệt và sở thích của dân gian, từ đó cũng đại khái có thể phán đoán được triều đại của những hình ảnh khắc đá này.
Cổ xưa nhất có khi đã có hơn một ngàn năm.
Tống Du tinh tế nhìn, không chỉ phong cách và công nghệ, cũng xem vẻ mặt của những thần linh này, dường như có thể từ đó thấy một góc của những thời đại đã qua đó.
Có lẽ ở thời đại nào đó, con đường này còn chưa bị bỏ hoang, còn thường có người đi, nơi này thật sự sẽ có vô số yêu quỷ mượn địa thế mà chặn đường lấy mạng, mà những thần linh khắc trên đá này được nguyện lực của dân chúng thêm vào, rõ ràng đã khiến những yêu ma quỷ quái trong núi này kinh sợ.
Bỗng nhiên trong lòng có một suy nghĩ, có lẽ cùng sử dụng cả tay và chân, khom lưng đi trước không chỉ khó khăn hơn, cũng để người đi qua đây cúi lưng trước tượng thần trấn áp yêu ma tà ám này, suy trì vài phần cung kính.
Sắc trời càng ngày càng tối sầm.
Tống Du dừng lại ở chỗ cao nhất, ngồi cạnh vách đá huyền, hai chân rũ xuống tự nhiên, gió núi thổi qua, quyết tâm đêm nay sẽ qua đêm ở chỗ này.
Hôm nay thật sự không có mưa dầm, ngược lại hoàng hôn đỏ như máu, rặng mây đỏ đầy trời.
Người đam mê đi du lịch ở thời đại này không ít, rất nhiều sĩ phu và nhà văn đều yêu thích núi sông tự nhiên, giống như ông cụ dưới chân núi nói, thường xuyên có người bị phong cảnh nguy hiểm trên Thủ Ba Nham hấp dẫn, không sợ nguy hiểm mà leo lên du ngoạn, nhưng lại có rất ít người dám qua đêm ở trên.
Theo Tống Du thấy, họ thật sự đã bỏ lỡ không ít.
Nhưng thứ đẹp nhất không phải hoàng hôn, mà là sau khi ánh chiều tà hoàng hôn rút đi, bầu trời trên đỉnh đầu đã ảm đạm, phía chân trời có màu sắc như ảo mộng.
Giống màu lam mà lại không phải màu lam, giống tím nhưng lại có cả đỏ, như hồng như trắng, thay đổi dần thành ráng màu chạng vạng dịu dàng.
Sắc trời càng tối, chân trời càng đẹp.
Tống Du nhìn ngơ ngẩn, như si như say.
Ở thế giới này, phong cảnh tự nhiên thuần túy và pháp thuật thần quỷ không thể hấp dẫn hắn mấy, vì chỉ có một số thứ rất ít thấy như này, ở trong lòng hắn mới thấy thế giới không buồn tẻ nhàm chán như thế giới kia.
"Đạo sĩ, chúng ta không đi xuống sao?"
"Không đi xuống."
"Trời tối rồi."
"Ừ."
Gió núi thổi hơi lạnh.
Tống Du vẫn ngồi cạnh vách núi, thưởng thức màu sắc phía chân trời và bóng núi dưới chân, chợt như nhớ tới cái gì, vì thế duỗi tay xách lên đèn lồng mới vừa mua, một tay giơ đèn lồng lên, một tay kia vân vê chân trời phía xa, túm một chút hư vô nhét vào chiếc đèn lồng này.
Trong một chớp mắt, bên trong đèn lồng sáng lên ánh sáng ảo mộng như chân trời lúc này.
Mượn tạm một vầng hào quang, để trôi qua đêm lạnh dài lâu. ...
Gió núi rên rỉ, như tiếng quỷ đêm khóc.
Tống Du ngồi trở lại nơi an toàn.
Nơi đây ước chừng rộng bốn thước. Có lẽ là theo cảm giác của một mình Tống Du, một thước của Đại Yến đại khái tương đương như với kiếp trước khoảng ba mươi cen-ti-met, độ rộng của nơi đây cũng chính là độ rộng của giường có màn che của trường học nội trú, độ cao cũng xấp xỉ vậy, dù sao cũng không thể đứng dậy.
Một mặt là vách đá, một mặt là vách núi.