Đội trưởng Lý phản ứng không kịp, sau khi bình tĩnh lại, không thể tin được nói: "Chúng ta tự mình xây trường học? Sao có thể được, đừng nói công xã có phê chuẩn hay không, quan trọng nhất chính là chúng ta không có điều kiện này."
Đội sản xuất bọn họ có lương thực, nhưng thiếu tiền.
Hội trường bên trên sân phơi lúa, chậm chạp lề mờ bốn năm rôi cũng còn chưa xây xong.
Chỉ cần gặp chuyện tiền nong, đội trưởng Lý cũng phải thức trắng đêm không ngủ được. Tóc trên đầu, cũng rụng lả tả, làm cho Trương Tú Quyên vô cùng tức giận.
Ông ấy nhìn vẻ mặt tràn đầy kiên định của ông Thụ Bì, tiếp tục khuyên: "Coi như xây được trường học, vậy tiền chi cho những chuyện khác thì sao?
Tạm thời không nói đến mấy đồng học phí kia, trẻ con hơn mười tuổi có thể làm việc rồi, có thể kiếm điểm công rồi, có thể chăm sóc cho em trai em gái rồi, luôn có một ít thôn dân không muốn cho con cái trong nhà đi học."
Đội trưởng Lý bẻ ngón tay tính toán tỉ mỉ,"Không đi học, bớt chuyện học phí, còn có thể kiếm tiền cho trong nhà. Đi học, mất tiền học phí, một năm một đứa trẻ ít nhất phải dùng trên hai đồng, nếu nhà đó có hai ba đứa, vậy là năm sáu đồng. Học hành này còn có thể học không giỏi, không lấy được vốn.
Cho nên ông Thụ Bì à, chuyện này không chỉ là vấn đề quan niệm, vấn đề quan trọng nhất là mọi người không có tiền. Bọn họ cũng muốn con mình biết chữ đi học, nhưng tiền kia kiếm ở đâu ra?"
Đột nhiên gian nhà chính trở nên yên tĩnh, ông Thụ Bì yên lặng thật lâu.
Một lát sau, ông cụ gấp lại quyển sổ ghi chép, vuốt ve tờ báo, khàn khàn nói: "Nhà tôi có hai ba gian phòng không dùng đến, nếu có biến pháp mở một trường học, liền lấy nhà tôi làm đi."
Còn về những vấn đề khác, ông cụ lại tiếp tục suy nghĩ biện pháp.
Vẫn là do ở trong thôn không có người học cao nào kiếm tiền được nhờ đi học, cho nên các thôn dân mới cho rằng đi học là vô dụng. Ông Thụ Bì từ từ đứng dậy đi ra ngoài, đội trưởng Lý cũng đứng dậy tiễn ông cụ. Chờ ông Thụ Bì biến mất ở khúc cua, ông ấy lại đi về phía cửa thôn.
Đội trưởng Lý ngồi dưới gốc cây đa lớn, trong đầu suy nghĩ đến chuyện ông Thụ Bì nói
Thấy trong thôn mình không có một đứa bé nào có thể học đến trung học phổ thông, trong lòng ông ấy cũng rất bất đắc dĩ.
Cũng không biết có phải do nguyên nhân phong thủy không, đúng là thôn bọn họ có nhiều trẻ con, nhưng từng đứa đều là tứ chi phát triển mà thôi.
Ngay cả con gái cũng không ngoại lệ, bốn cô cháu gái của bà Lý Nhị, còn có thể đánh nhau với Cẩu Oa Tử...
"Ai!"
Đột nhiên đội trưởng Lý đứng lên, nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến, bà cụ chống gậy kia, đi đứng lanh lẹ không phải là bà Lý Nhị sao?
Má ơi, Tú Quyên thật sự nói đúng rồi!
-
Buổi trưa sau khi ăn cơm trưa xong, Tống Hòa dẫn theo ba đứa nhóc rửa sạch chén đũa của mình, sau đó lấy ra một tờ giấy, ngồi trên bàn cơm bắt đầu viết "Sách giáo khoa".
Chẳng qua, sách giáo khoa này không phải là sách giáo khoa thời đại này, cũng không phải là sách giáo khoa trong tương lai.
Tống Hòa muốn kết hợp sách giáo khoa trẻ em mà mình biết cùng với sách giáo khoa lớp một ở niên đại này lại, sau đó viết ra một quyển sách giáo khoa "Hỗn tạp"
Cô khẳng định mình không có năng lực viết ra một sách giáo khoa mới, nhưng cô đứng trên vai của người khổng lồ, vẫn có thể viết được sách giáo khoa dạy trẻ con.
Chủ yếu hiện nay đi học rất muộn, đủ tám tuổi mới có thể đi học lớp một. Tống Hòa, người từ khi biết nói đã bị cha mẹ dạy đọc thơ cổ cảm thấy rất lo lắng.
Thật sự lo lắng nha.
Cô chuẩn bị để cho ba đứa Đại Oa đi học, học đến trung học phổ thông rồi đi vào thành phố làm công nhân, sau đó nuôi cô.
Tống Hòa không cảm thấy suy nghĩ của mình rất xấu hổ, mục tiêu của cô đặc biệt rõ ràng, chính là chờ ba đứa nhóc hiếu thuận.
Có một câu nói như thế nào: Nhà nghèo khó ra được quý tử.
Lời này thật là có đạo lý.
Lúc mấy đứa trẻ trong thôn còn để mông trần chạy loạn khắp nơi, đứa trẻ trong thành phố đã bắt đầu học chữ rồi,
Hơn nữa ảnh hưởng từ không khí gia đình, tất nhiên lúc mấy đứa trẻ đó đi học tiết kiệm không ít sức lực.
Vì tương lai của ba đứa trẻ trong nhà, cũng vì tương lai của cô, cho nên Tống Hòa định từ năm nay bắt đầu bắt bọn nhỏ.
Học tập, kỷ luật, thói quen tốt!
Tống Hòa cho mình một bát cháo tâm hồn, uống ừng ực vào, sau đó trong nháy mắt cả người đầy máu sống lại, lại bắt đầu vùi đầu viết sách.
Mặt trời lặn về hướng Tây, ráng chiều đầy trời.
Chạng vạng tối gió, lạnh thổi vù vù, cửa sổ gỗ bị gió mạnh đập vào, phát ra tiếng "Cạp cạp".
Trong nhà Tống Hòa rất yên tĩnh, nhưng trên sân phơi lúa, lại hết sức náo nhiệt.