Nhà họ Tống không có người lớn, Hà Hoa lại nhỏ như vậy sao mà lại có thể nuôi nổi được ba em nhỏ, không bảo vệ được lại còn bị người khác bắt nạt nữa đấy.
Chỉ là không biết con người cô của Hà Hoa thế nào, hoàn cảnh gia đình như thế nào.
Nhưng dù là cô có thân thế nào, cuộc sống mà phải sống nhờ sống gửi cũng khó sống lắm.
Sống ở trong nhà người khác, sao mà dễ sống cho được đây.
Mải nghĩ, thím Lý lại thở một dài thườn thượt.
Tống Hòa căn bản là không nghĩ tới tình huống này, hay nói cách khác cô không có ý định ở nhà cô của mình.
Mà chỉ là sống ở thôn của cô mình.
Kể từ sau khi có được không gian, cô cũng từng nghĩ qua có nên cứ ở lại thôn Tống Gia hay không.
Nhưng mà thôn Tống Gia có một vấn đề rất nghiêm trọng, đó là thôn Tống Gia này vắng vẻ quá mức! Vắng vẻ đến mức chạy nạn mà cũng không có thôn hàng xóm chạy cùng.
Đội ngũ chạy nạn hiện nay của tụi cô, ước chừng cũng chỉ có một phần tư là người của thôn Tống Gia, số khác đều là trên đường chạy nạn dần dần từ chúng lại với nhau.
Theo lời của nhiều người nói, thôn Tống Gia chính là hốc núi hẻo lánh.
Còn Tống Hòa hoàn toàn cũng chưa từng muốn ở lại thôn vĩnh viễn, ước mơ của cô cũng như bao người hiện nay là được lên thành phố.
Vào thành phố ăn cơm nhà nước, làm việc nhà nước.
Đúng vậy, ước mơ của cô chỉ đơn giản có vậy thôi nhưng cũng rất khó thực hiện.
Chủ yếu là ở thời đại này, bạn cho dù là có mánh khóe buôn bán gì cũng không thể sử dụng tới được, cho dù chỉ là muốn qua việc đọc sách thay đổi cuộc đời thôi cũng không thể.
Qua mấy năm ngưng kỳ thi đại học, thì tất cả lại đổ sông đổ biển.
Thôn Tống Gia người quen quá nhiều, chỗ ở lại quá dốc, Tống Hòa không dám có thay đổi quá lớn, sợ bị người khác nhìn ra điểm nào đó khác thường.
Vả lại thôn Tống Gia không có thân thích, dạo gần đây quan hệ cũng ra dần xa cách đi, quả thực không bằng được cô ruột. Ở nông thôn, có người thân nói đỡ cho cực kỳ quan trọng.
Điều quan trọng nhất là, trong trí nhớ của Hà Hoa, người cô ruột kia được gả cho con trai ruột của đại đội trưởng thôn Lý Gia!
Vì sao cô lại phải gả đến một nơi xa xôi như vậy, tất cả là vì bác cả của cô, cũng chính là cụ lớn của Hà Hoa.
Cụ lớn đã từng đánh trận, sau khi xuất ngũ lại lớn tuổi, cộng với bởi vì bị thương nên không thể sinh đẻ được, vì vậy mà xem cháu gái như con gái ruột của mình. Đợi sau khi cháu gái trưởng thành còn giới thiệu cho cháu trai của chiến hữu.
Cho dù là chiến hữu cả đời thấp bé và già cỗi ông cũng không quan tâm,
Người cụ lớn này cả người đều là bệnh, nhưng vẫn cứ nhẫn nhịn mãi đến khi cô của cô gả chồng, sau khi nhét phần lớn tiền cho người cô này mới yên tâm rời đi.
Trong ký ức của Hà Hoa, bà nội thường than phiền oán trách bản thân bà uổng công sinh ra một người con gái, nói cô xem bác cả còn thân thiết hơn cả cha ruột của mình.
Nghĩ suốt cả đường đi, Tống Hòa ngồi trên xe lừa, đong đưa trên con đường nhỏ hướng về huyện thành. ...
Trên đường, chú Lô đánh xe tươi cười nói: "Cháu nói xem ngày thường thôn Lý Gia cũng không xa, ngay cạnh huyện chúng ta đây thôi, chú nghe người ta nói ngồi xe tuyến ba tiếng là đến được rồi đấy."
Tống Hòa cũng tươi cười,"Có xe tuyến thì tốt quá rồi, chỉ là không biết xe tuyến thế này phải mất bao tiền thôi?"
Chú Lô lắc đầu: "Cái này thì người nhà quê chúng tôi cũng không rành, làm gì dư tiền để ngồi xe lửa kia đâu."
Thím Lý đi cùng xe lên tiếng: "Hình như là mất 5 đồng đấy."
"5 đồng là chắc chắn rồi... Nhưng mà ba đứa nhóc này có cần phải trả tiền không thì không biết được."
Nói xong, người trên xe bắt đầu truyền thụ cách cự lộn với nhân viên bán vé.
"Nếu như anh ta đòi tiền cháu bốn người thì cháu đừng đưa."
"Cháu cứ để ba đứa nhỏ ngồi lên trên đùi cháu ấy."
"Một đứa con nhà nòi như cháu da mặt phải dày, chỉ đưa tiền của mỗi một người thì anh ta cũng không thể đuổi cháu xuống xe được, không ấy thì cháu khóc."
Tống Hòa: "..." cười ngượng ngùng.
Đường núi quanh co khúc khuỷu, non xanh chầm chậm lùi về phía sau, bên tai cô không ngớt những tiếng nói nhắc nhở nhưng Tống Hòa lại không cảm thấy bực bội, trái lại còn thấy trong lòng ấm áp lạ thường.
Chỉ trong một buổi tối ngắn ngủi, những thôn dân ở thôn Hậu Sơn đã để lại cho cô một ấn tượng tốt bụng, thành thật và chất phác.
Trên vùng đất này, bọn họ là những người dân lao động mộc mạc nhất.
Xe lừa lắc lư khoảng hai tiếng đồng hồ, vào lúc đôi chân của Tống Hoà mỏi nhừ và tê dại thì cuối cùng cũng đến được huyện thành.
Huyện tên là huyện Thạch Môn, vừa đặt chân đến huyện, cuối cùng Tống Hoà cũng cảm nhận được một chút hơi thở "hiện đại".