Còn lại hầu như tập trung vào việc hâm mộ và bàn luận về bốn "Tiểu anh hùng" được đài nêu tên, mà chiếm một nửa trong số đó là hai đứa trẻ sống trong khu nhà ngang này rồi.
Còn có một người tuy không nói ra nhưng ai cũng biết đó là người nào, nữ đồng chí can đảm Tiền Tình đã được đài phát thanh tuyên dương bằng một câu nói là "Người phụ nữ dũng cảm đã sẵn lòng vươn tay trợ giúp".
Mẹ của Tiết Đại Bảo khiêm tốn xua xua tay, nói: "Ôi trời, chuyện không có to tát như nhà máy họ đã khen tặng đâu. Thế mà cô giáo của nó lại còn thưởng cho mấy cuốn vở. Con khỉ con quậy phá này được khen thưởng long trọng như vậy, sợ sau này dạy dỗ nó không chịu nghe lời. Thường ngày tôi vẫn hay bảo ban nó phải lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui. Chỉ là chuyện nhỏ thôi mà, không tỉnh là có công lao gì đâu, thuận tiện giúp đỡ người khác một xíu mà thôi."
Nói thế thôi chứ nét cười tràn đầy trên nếp nhăn nơi khóe mắt của bà ấy, khuôn mặt tràn ngập hạnh phúc.
Mẹ của Từ Tư Tiến lại khác với vẻ "dịu dáng khiêm tốn" của mẹ Tiết Đại Bảo, bà ta đang khoa tay múa chân khoe khoang con mình trước nhóm ba người phụ nữ vây xung quanh.
"Tư Tiến nhà chúng tôi về những mặt khác thì không nói, nhưng cái tính nhiệt tình giúp đỡ người khác này thì từ khi sinh ra đã có rồi. Hồi nó mới hai tuổi, nhìn thấy bên đường có một chiếc xe đạp bị ngã ra giữa đường là đã biết chạy đến giúp người ta đỡ xe lên."
"Trưa nay thấy nó đi học về trễ, tôi đã muốn la mắng nó một trận, nhưng nghe nó nói vừa giúp đỡ được người khác, tôi còn thưởng nó hai mao tiền tiêu vặt. Trẻ con ấy mà, nếu nó làm được việc tốt thì phải nên khen ngợi nó."
"Nhớ năm nó mới học có lớp 1, trời tối muộn rồi cha nó mới đi làm về, ông ấy đi tìm đồ nghề để gắn cái yên xe. Tư Tiến nó còn bé như thế mà đã biết giúp cha nó đi tìm lấy ra được cái cờ lê để siết ốc vít nữa cơ."
"Đại Bảo của chúng tôi ấy mà, hồi đó..."
"Tư Tiến của chúng tôi ấy mà, hồi đó..."
"Đại Bảo của chúng tôi ấy mà, nó còn biết..."
"Tư Tiến của chúng tôi ấy mà, nó còn biết..."
Hai bà mẹ thoáng chốc trở thành thần tượng của đám đông người hâm mộ.
Mấy phụ huynh khác đứng bên cạnh mà ghen tị đỏ cả con mắt, chỉ hận không thể quay lại vả vào mặt của con khỉ con nhà mình một cái.
Nhìn con nhà người ta đi, mới lớp 4 thôi đã có thành tích rồi, được cả đài phát thanh tuyên dương. Còn con nhà mình chỉ biết ăn cơm xong chạy nhảy chơi đùa lung tung, không biết đến khi nào mới có thể làm cho cha mẹ hãnh diện. Nghĩ vẫn vơ trong lòng vậy thôi mà mặt mày bọn họ cũng trở nên ảo não. Cha của hai đứa trẻ không thể tham gia vào cuộc trò chuyện của mấy người phụ nữ, hai ông bố gãi gãi đầu kéo nhau đi đến phòng tắm rửa.
"Ôi trời, cha Đại Bảo, cha Tư Tiến, hai người giỏi thật đấy. Nuôi dạy con thật tốt, mới có mấy tuổi đầu mà đã thành danh cả rồi."
Hai ông quay đầu nhìn nhau, cả hai đều nhìn thấy trong mắt của đối phương hiện lên chút tia sáng mừng rỡ lấp lánh.
Tuy là như vậy, nhưng lúc này phải thể hiện sự khiêm tốn mới là phải phép.
"Mọi người đứng khen chúng nó nữa, mấy đứa nhóc này tính tình cũng lì lợm dữ lắm, mẹ nó suốt ngày ở nhà trông chứng nó còn không được. Cả ngày tụi nó cứ chạy nhảy lung tung bên ngoài, khó quản thúc lắm. Nếu không phải mỗi ngày đi làm về tôi đều phải kêu nó lại dạy dỗ khuyên bảo, không biết nó còn long nhong chơi bời đến đâu nữa." "Cái cây còn nhỏ mà không lo uốn nắn, cứ phó mặc cho nó vặn vẹo thì chỉ có nước kêu trời mà thôi. Hôm nay con nó đã làm rất tốt, hồi trưa tôi đã dạy nó, làm việc tốt không được kiêu ngạo huyênh hoang, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa."
"Đúng vậy, tôi cũng nói vậy với Tư Tiến nhà tôi. Đứa nhỏ này ở nhà, tôi dạy nó phải luôn tốt bụng, phải biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Tôi thấy nó cứ vểnh tai lên nghe, cứ nghĩ nó không hiểu chuyện, nghe tai này thì chạy qua tai kia. Bây giờ mới hiểu, dạy dỗ trẻ con phải kiên nhẫn, phải tôn trọng nó. Nếu không nó lì lợm dạy không nghe, đánh không sợ, trở nên hư hỏng thì toi."
Hai ông cha ngoài mặt có vẻ như đang than thở về trọng trách nuôi dạy con, nhưng thực chất là đang ngấm ngầm chọc cho người nghe phải ganh tị.
Mấy người xung quanh ai chưa có con thì còn lắng nghe một cách say sưa, nhưng những người có con rồi thì lại hiểu quá rõ tính tình hai người đàn ông này là gì rồi nên không thèm để ý cho lắm.
Hai người này đúng là làm bộ làm tịch khiến người ta phải đau đầu.
Nhưng mà có thể nói gì được, ai bảo con của mình không bằng con nhà người ta kia chứ.
Cuộc sống trong khu nhà ngang trước giờ chòm xóm láng giềng luôn hoà thuận và thân thiết, có một số gia đình còn làm chung với nhau trong một xí nghiệp. Đây là lần đầu tiên bị người ta đem con ra khoe khoang lại còn nói kháy đến mình, khiến không ít người tự dưng cảm thấy buồn bực.
Tức chết đi mất thôi, đi về nhà phải chỉnh đốn lại mấy đứa con phá làng phá xóm này mới được, cũng là học cùng trường cùng lớp, tại sao con người ta có thể xắn tay lên hăng hái giúp đỡ người khác, còn con mình suốt ngày chỉ biết ngây ngốc xếp hàng đi mua kem que.
Này thì cứ đòi ăn kem ăn kem, về nhà phải đập cho nó một trận, cho nó "dẹp" thành que kem luôn.
Ngay lúc mọi người đang vui vẻ chuyện trò, bỗng nhiên phía dưới tầng hầm phát ra một tiếng vang lớn.
"Tiếng động gì nghe lớn vậy?"
"Là tiếng sấm đánh sao?"
"Trời đất ơi, anh Vương sao lại đứng đập phá xe đằng kia?"
" Hình như là xe ba bánh, chẳng lẽ là xe của Tiền Tình sao?"
"Chạy nhanh đi kêu mấy anh thanh niên xuống xem thế nào, thằng Vương Hoa nó bị điên rồi."
Vợ hắn ta đã cướp đoạt công việc kinh doanh của Tiền Tình. Gặp sự cố ngoài ý muốn nhưng Tiền Tình vẫn đứng ra nhận lấy trách nhiệm.
Dù có tức giận chuyện gì thì hắn ta cũng không nên đập phá xe ba bánh của người ta chứ.
Hồi trưa mấy đứa trẻ trở về đã kể lại mọi chuyện, nếu không phải Tiền Tình nhanh chóng kiểm soát được tình hình, nói không chừng tụi nhỏ còn phải chịu cảm nắng đứng ngoài đường kia kìa.
Bản thân Tiền Tình cũng không biết được rằng việc cô tình cờ giúp đỡ một đứa trẻ đã tạo nên cảm tỉnh đối với những người sống trong khu nhà ngang, giúp cô hòa nhập nhanh chóng vào cộng đồng các cư dân ở đây.
Hầu hết những người sống trong tòa nhà này đều là các cặp vợ chồng trẻ, và cũng không ít người đã có con nhỏ. Hiện 1 tại mọi người rất có thiện cảm đối với Tiền Tình, không còn thành kiến với bộ dạng tiểu thương kinh doanh cá thế nữa.
Tiểu thương là tiểu thương, còn Tiền Tình là Tiền Tình.
Ngay cả khi Tiền Tình lăn lộn buôn bán kiếm sống, cô vẫn luôn là một đồng chí tốt.
Thế thì sao họ có thể trơ mắt ra nhìn ai đó đập phá chiếc xe ba bánh của đồng đội mình được.
Điều đó là không thể nào.
Mấy đồng chí nam đi xuống hầm để xe. Càng tiến tới gần, tiếng đập phá vang lên càng lớn, như muốn chọc thủng màng nhĩ của người ta.
Thật là may mắn, họ thấy nhẹ cả người khi thấy chiếc xe ba bánh của Tiền Tình vẫn an toàn để ở chỗ cũ.
Tuy Chu Hạo không giỏi giao tiếp nhưng anh cũng không phải là người có lòng dạ hẹp hòi, trước đây trong khu nhà ngang ai có việc cần, anh đều sẽ giúp đỡ. Điều này khiến cho những người đàn ông trong tòa nhà ngang cảm thấy Chu Hạo có tính tình "tỉ mẩn(*) như đàn bà", nhưng cũng không ai có ác cảm gì với anh.
[Chú thích: (*) Tỉ mẩn: Quá tỉ mỉ, vụn vặt, như không còn có ý thức về thời gian. ]