Lúc còn nhỏ cha cô ngã gãy chân, vì không được chữa trị nên mới thành một người què.
Mà trẻ con ở thời buổi ấy không có nổi một cái tên chính thức, sau khi bị què mọi người bắt đầu gọi ông là Khương què, gọi rồi gọi mãi, cuối cùng nó biến thành quên của ông luôn.
Sau này Trung Quốc mới thành lập, cái tên này thậm chí còn được viết vào sổ hộ khẩu.
Về phần mẹ Khương, bà được sinh ra vào mùa xuân, họ Ngô, tên Ngô Tiểu Xuân, người trong thôn đều gọi bà là "Tiểu Xuân."
Khương Què thấy đứa con gái thứ hai hỏi mình mới nhoẻn miệng cười: "Cha mua một bìa đậu hũ với hai lạng thịt heo."
Nghe thấy hai chữ "đậu hũ", Khương Lệ Vân không nhịn được mà cười: "Giờ con đi nấu cơm."
Cha cô lên thị trấn mua thức ăn nhất định phải mua đậu hũ.
Sau khi anh cả của cô kết hôn, điều kiện gia đình không tốt nên chỉ có thể ăn rau ngoài ruộng, ngày nào cha cô cũng đi chợ nhưng cứ cố tình lại không thể mua được thịt, vì vậy ngày nào ông cũng mua một bìa đậu hũ về nhà.
Bà chị dâu kia của cô còn vì chuyện này mà giãy nảy lên, nói cứ nhìn thấy đậu hũ là buồn nôn.
Nhưng cũng đành chịu thôi, thời buổi này thịt thà vẫn còn là thứ đắt đỏ lắm, nhà bọn họ không thể nào mua được.
Kiếp trước cô bằng lòng gả cho Tạ Tổ Căn cũng có một phần nguyên nhân là vì thức ăn ở nhà anh ta ngon hơn.
Người quanh năm không được ăn no và ăn ngon sẽ sinh ra khát vọng đối với thức ăn và thịt, đây là chuyện mà người vẫn luôn có thể được ăn no và ăn ngon khó mà tưởng tượng ra được.
Kiếp trước khi cô vừa mới gả vào nhà họ Tạ, thấy nhà họ Tạ ngày nào cũng có món ăn mặn, có khi còn cảm thấy đây là một cuộc sống tốt đến mức không thể tốt hơn được, thế cho nên cả người từ trên xuống dưới đều tràn đầy sức lực, dù có làm thêm việc cũng vẫn bằng lòng.
Sau này ly hôn rồi tự mình ở quán ăn, trong tay có tiền nên ngày nào cô cũng ăn thịt, cơm trắng một bữa phải ăn đến hai bát to.
Đừng thấy bây giờ cô rất gầy nhưng lúc bị Tạ Tổ Căn đâm đến bị liệt cũng phải khoảng bảy mươi cân, nếu không phải sức của Phùng Dịch lớn thì không thể chăm sóc được cô.
Vừa mới trọng sinh đã có thịt ăn, cũng khá tốt đấy chứ.
Khương Lệ Vân ước lượng thịt heo trong tay rồi lại nhìn ít rau kia, đang cân nhắc xem hôm nay nên nấu món gì.
Mùa này ngoài đồng có rất nhiều rau nên Khương Lệ Bình cũng không khách sáo mà vặt không ít.
Đậu nành mà Khương Què đang tách là do cô ta mang về, vốn cô ta định ngồi tách nhưng trông thấy ông về rồi mới bảo trên đó có sâu róm, nhờ ông tách họ mình.
Lúc này nhìn thấy Khương Lệ Vân, Khương Lệ Bình lại nói: "Lệ Vân, em đi gọt vỏ khoai sọ cho chị đi, chị không biết làm."
Tầm này khoai sọ vừa mới mọc thôi, mang về hầm thịt kho tàu thì cứ phải gọi là ngon nuốt lưỡi.
Thứ này thực chất là carbohydrate, trước khi Khương Lệ Vân trọng sinh toàn coi nó thành cơm mà ăn, nhưng người ở thời buổi này lại đều coi nó là thức ăn, mà nếu như thế sẽ phải gọt vỏ.
Người nông thôn thường dùng liềm để gọt, mà làm việc này phải có kỹ thuật nhất định, thế này cũng thôi đi, có vài người lúc gọt vỏ khoai sọ còn bị ngứa tay.
Một việc như thế hiển nhiên là Khương Lệ Bình chẳng muốn làm rồi.
Khương Lệ Vân nói: "Khỏi cần gọt, chị, chị cứ mang về luộc hoặc hấp nguyên củ, sau đó lột vỏ rồi nấu thêm thức ăn là được." Cô cũng không muốn gọt vỏ khoai sọ cho cô ta đâu.
"Còn có thể như vậy nữa hả?" Khương Lệ Bình hỏi.
"Có thể, nếu không gọt vỏ thị khoai sọ có thể để được rất lâu, chị muốn ăn lúc nào cũng được." Khương Lệ Vân đáp.
Làm như vậy quả thật cũng được, nhưng người nông thôn vẫn quen gọt vỏ trước hơn.