Chương 3: Vợ của nam phụ 3

Thập Niên 70: Xuyên Thành Tức Phụ Vai Ác Văn Quân Hôn

Hồng Cần Tô Tửu 24-11-2023 05:45:30

Hơn nữa lúc anh ta lúc còn bé sốt cao đến nỗi tai bị hỏng, điếc rồi thành người câm không nói chuyện được, khiến cho tính cách trở nên trầm mặc, u ám, cho nên dù có là con trai đại đội trưởng cũng không có cô gái nào nguyện ý gả cho anh. Đây cũng là lí do khi mẹ Tống nghe Khổng Yên nguyện ý gả cho con trai mình, bà cũng mặc kệ mục đích của cô là gì, vui mừng tranh thủ gấp gáp trong vòng ba ngày cưới cô vào nhà, sợ cô đổi ý. Bữa sáng hôm nay là cải trắng muối cay, củ cải cùng cá hầm đậu hũ. Cả nhà có chín miệng ăn, anh cả Tống đã đi làm, anh ta làm việc tại trạm radio thị trấn, còn có hai đứa bé cũng đã đi học. "Ăn cơm đi." Ông cụ ngồi ở đầu bàn mở miệng nói. Khổng Yên ngồi bên cạnh Tống Thanh Phong, thấy mọi người đều động đũa, cô cũng nhanh tay vươn về phía nồi cá hầm cách thuỷ, vội vội vàng vàng kẹp một miếng to bong bóng cá. Tống Thanh Phong ngồi cạnh thấy thế, nhìn theo tay đến miệng người ngồi bên cạnh, cuối cùng vẫn là yên lặng cúi đầu ăn cơm trong bát mình. Khổng Yên không thèm khách khí chút nào, cô là bị đói đến sợ. Thời đại này lương thực khan hiếm, đến cá cũng hiếm khi được ăn. Con cá này là sau khi thu hoạch lúa xong, đại đội tổ chức cho người đi bắt cá. Lúc ấy, Khổng Yên còn chưa gả đến, bọn họ ở điểm thanh niên tri thức cũng được chia cho mấy con, nhưng đã ăn xong trong vòng mấy ngày. Mỗi ngày nửa bát lương thực phụ, cuống họng khô rát khó chịu không nói, còn ăn không đủ no, người đói đến xanh xao vàng vọt. Bọn họ ở nơi này còn khá tốt, nghe nói có nơi có đại đội không có gì để ăn, xã viên còn đi đào rễ cây để gặm, hoặc phải chạy ra ngoài mượn lương thực. Thời gian này khổ không thể tả! Khổng Yên đang ăn trong chén còn nhìn trong nồi, sợ mình ăn ít. Cô muốn khóc, ba tháng trước cô còn muốn giảm béo, bây giờ nghĩ lại đồ ăn trong căng tin ở trường đều là mỹ vị. Cơm nước xong xuôi, Khổng Yên và chị dâu cả đi vào bếp rửa bát. Nghỉ ngơi một lúc, cha Tống mang theo người trong nhà đi ra ngoài làm việc, chỉ có Khổng Yên ở nhà. Hiện tại là tháng Mười Một, ngày mùa kết thúc, nhưng cũng không thiếu việc để làm, nhóm xã viên còn phải đi giúp đội mình hoặc đội khác, công xã khác, huyện khác đi " sửa thuỷ lợi" , đào bùn sông, làm phân bón, hoặc " cải tiến thổ nhưỡng đất đai", trữ phân bón đất. Ở cái niên đại này, người nông dân ngoại trừ ngày tết, cũng chỉ có thể nghỉ ngơi vào những ngày mưa to. Đội sản xuất cũng chỉ có lúc mưa to mới không muốn xã viên làm việc. Nhưng mà cô vừa mới kết hôn, nên có thể tranh thủ trộm nghỉ mấy ngày, cái này là do cô gả tốt, với lại mẹ Tống nói với cô, muốn đổi cho cô một công việc nhẹ nhàng. Khổng Yên nghe xong cảm động muốn khóc. Sớm biết thế cô đã sớm tự tiến cử bản thân làm vợ của con trai bà, đã bớt ăn khổ bao nhiêu. Lấy trứng gà trong túi ra, cẩn thận bóc vỏ, ngay cả vỏ trứng có dính tí lòng trắng cô cũng ăn sạch. Sau khi ăn xong cô ngoan ngoãn mang một thùng quần áo đi ra bờ sông. Nhà bọn họ ở đại đội hai bên này, ngay đầu thôn có một con sông lớn, phụ nữ các nhà bình thường đều giặt quần áo ở đó. Khổng Yên thất tha thất thểu xách thùng giặt đi tới. Có mấy người cũng đang giặt quần áo, thấy cô tới trên mặt đều hiện ra vẻ hiếu kì, nháy mắt nhau ra hiệu. Mắt cô đâu có mù? Không còn cách nào khác, cô cũng biết, ai bảo cô là nữ thanh niên tri thức đầu tiên gả cho dân bản xứ. Ở chỗ này cũng xem như một tin tức lớn. Thanh niên tri thức xuống nông thôn phần lớn đều có chút thanh cao, luôn cảm giác mình là người trong thành, hơn người một bậc. Người trong thôn cũng biết, mặc dù bình thường gặp mặt cũng chào hỏi nhau nhiệt tình, nhưng cũng không hay lui tới. Chỉ ngoại trừ cô, mới đến ba tháng mà đã kết hôn, còn là kết hôn với con trai tàn tật nhà đại đội trưởng. " Vợ Tam Căn đến đấy à?" Có bà cụ cười chào hỏi cô. Tam Căn chính là nhũ danh của Tống Thanh Phong.